Trang

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỐI VỚI ĐỒ CHƠI TRẺ EM PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 3:2009/BKHCN



(Ban hành kèm theo Quyết định số 401/QĐ-TĐC ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Mục đích và phạm vi áp dụng
1.1. Văn bản này hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy về an toàn đối với đồ chơi trẻ em (ĐCTE) được sản xuất và nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN (sau đây viết tắt là chứng nhận hợp quy – CNHQ).
1.2. Văn bản này áp dụng đối với các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện việc CNHQ đối với ĐCTE (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận hợp quy).
2. Căn cứ thực hiện
2.1. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2.2. Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2.3. Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/7/2007 bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2.4. Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành (sau đây viết tắt là Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN).
2.5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 3:2009/BKHCN).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Lô hàng là tập hợp ĐCTE được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
Cụm từ “kiểu loại, đặc tính kỹ thuật” trong thuật ngữ trên được xác định theo một hoặc một số tiêu chí cơ bản sau:
a) Theo vật liệu chính của ĐCTE: đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng chất dẻo, đồ chơi bằng nhựa cứng, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi bằng kim loại, …
b) Theo chất liệu của lớp phủ: sơn, vécni, sơn ta, mực in, polyme, …
c) Theo tính năng chính của ĐCTE:
- Tính chất cơ lý.
- Sử dụng điện khi vận hành.
Lưu ý: Đối với lô hàng nhập khẩu có từ 2 loại ĐCTE trở lên, căn cứ thuật ngữ nêu trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế, cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp và doanh nghiệp nhập khẩu cần thỏa thuận, phân loại và xác định số lượng lô hàng một cách phù hợp.
3.2. Loại đồ chơi trẻ em: là những ĐCTE có cùng chức năng, cùng kết cấu và thiết kế, được sản xuất từ cùng một hay các loại vật liệu.
3.3. Mẫu điển hình: là số lượng ĐCTE được lấy ngẫu nhiên, đại diện cho loại ĐCTE với số lượng đủ để thực hiện việc thử nghiệm và lưu mẫu theo các quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN.
3.4. Mẫu đại diện: là số lượng ĐCTE được lấy đại diện cho từng lô hàng ĐCTE với số lượng đủ để thực hiện việc thử nghiệm và lưu mẫu theo các quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN.
4. Nguyên tắc chung
4.1. Nguyên tắc áp dụng phương thức chứng nhận
Việc đánh giá chứng nhận sự phù hợp đối với ĐCTE được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN được nêu dưới đây:
4.1.1. Phương thức 1: Tiến hành thử nghiệm trên mẫu điển hình đại diện cho loại ĐCTE theo các chỉ tiêu yêu cầu tại QCVN 3:2009/BKHCN, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với loại ĐCTE này.
Kết quả CNHQ theo phương thức này chỉ có giá trị đối với loại ĐCTE theo thiết kế đã được đánh giá.
Phương thức này áp dụng để CNHQ đối với loại ĐCTE đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được sản xuất bởi cơ sở sản xuất có kinh nghiệm;
b) Có hồ sơ thiết kế loại ĐCTE do Lãnh đạo cơ sở sản xuất phê duyệt;
c) Có bằng chứng đã kiểm soát về chất lượng đối với từng loại nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất loại ĐCTE;
d) Có bằng chứng đã kiểm soát về chất lượng đối với loại ĐCTE theo quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN trong quá trình sản xuất;
đ) Có hệ thống phân phối sản phẩm và theo dõi phân phối sản phẩm để thực hiện việc cảnh báo hoặc thu hồi sản phẩm khi có bằng chứng không đảm bảo chất lượng theo QCVN 3:2009/BKHCN trong quá trình lưu thông trên thị trường;
e) Cơ sở sản xuất đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 hoặc ISO 9001 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và được tổ chức chứng nhận độc lập cấp chứng chỉ.
4.1.2. Phương thức 5: Tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình đối với các loại ĐCTE thuộc phạm vi đăng ký chứng nhận, theo các yêu cầu quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát sau chứng nhận thông qua thử nghiệm mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá giám sát quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại ĐCTE được sản xuất bởi cơ sở sản xuất đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng/điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất.
4.1.3. Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô hàng theo các yêu cầu quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN.
Phương thức này áp dụng đối với:
- Các loại ĐCTE sản xuất chưa được CNHQ theo phương thức 1 nêu tại Mục 4.1.1 hoặc chưa đủ điều kiện để CNHQ theo phương thức 5 nêu tại Mục 4.1.2 của Hướng dẫn này.
- Các lô hàng ĐCTE nhập khẩu chưa thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 nêu tại Mục 4.1.1 hoặc phương thức 5 nêu tại Mục 4.1.2 của Hướng dẫn này.
4.2. Nguyên tắc sử dụng dấu hợp quy
4.2.1. Dấu hợp quy phải được thể hiện phù hợp với các quy định tại Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN và các văn bản pháp quy liên quan.
4.2.2. Dấu được gắn trên đồ chơi hoặc bao gói của đồ chơi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa được. Đối với các loại ĐCTE có kích thước quá nhỏ không đủ để gắn dấu hợp quy thì có thể gắn dấu hợp quy trên bao bì, trên nhãn đính kèm theo cách thức sao cho bảo đảm các nguyên tắc đã nêu ở trên.
4.2.3. Sau khi loại hoặc lô hàng ĐCTE đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (do tổ chức chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận cấp), doanh nghiệp sản xuất/- nhập khẩu có thể tự gắn/in dấu hợp quy theo mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp theo các nguyên tắc đã hướng dẫn tại Mục 4.2.1 và Mục 4.2.2 của Hướng dẫn này.
4.3. Nguyên tắc lấy mẫu thử nghiệm
4.3.1. Mẫu điển hình được lấy ngẫu nhiên từ loại ĐCTE, đủ số lượng để thử nghiệm các chỉ tiêu theo QCVN 3:2009/BKHCN và lưu mẫu.
4.3.2. Mẫu đại diện cho lô hàng ĐCTE được lấy từ các loại ĐCTE có trong lô hàng để thử nghiệm phải bảo đảm đủ số lượng để thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu phù hợp với lô hàng đã được xác định theo nguyên tắc quy định tại Mục 4.4 và lưu mẫu.
4.4. Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu khi thử nghiệm mẫu điển hình
Căn cứ quy định tại Mục 2 của QCVN 3:2009/BKHCN, căn cứ kết cấu và thành phần nguyên vật liệu của loại ĐCTE, căn cứ cách thức sử dụng đồ chơi, tổ chức CNHQ xác định các chỉ tiêu cụ thể cần thử nghiệm đối với ĐCTE phù hợp để đánh giá sự phù hợp của ĐCTE với các yêu cầu về an toàn theo quy định.
4.5. Nguyên tắc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng tổ chức thử nghiệm
4.5.1. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp do tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định có năng lực thực hiện tại các nước xuất khẩu (tại bến đi). Các tổ chức này phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể:
a) Đối với tổ chức chứng nhận: Đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 (hoặc ISO/IEC Guide 65) và/hoặc TCVN ISO/IEC 17021 (hoặc ISO/IEC 17021).
b) Đối với tổ chức giám định: Đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN ISO IEC 17020 (hoặc ISO/IEC 17020).
4.5.2. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét sử dụng tổ chức thử nghiệm có năng lực để phục vụ hoạt động chứng nhận. Các tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025)
4.5.3. Trước khi thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng tổ chức thử nghiệm phục vụ chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận phải báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp để theo dõi, quản lý.
Khi cần thiết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng tổ chức thử nghiệm của các tổ chức chứng nhận cũng như năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp trước hoặc sau khi được thừa nhận hoặc sử dụng.
4.5.4. Khi thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận phải chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận cuối cùng.
5. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Trên cơ sở các nguyên tắc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp nêu tại Mục 4.1 của Hướng dẫn này, tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chứng nhận theo một trong các phương thức sau:
5.1. Đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 1
5.1.1. Hồ sơ đăng ký
Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (do tổ chức chứng nhận quy định);
b) Các thông tin liên quan đến mẫu điển hình do bên yêu cầu đánh giá chứng nhận hợp quy cung cấp dưới dạng văn bản, bao gồm:
- Tên/Nhãn hiệu của đồ chơi/Mã hàng hóa (nếu có).
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax cơ sở sản xuất và/hoặc người nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu).
- Xuất xứ hàng hóa.
- Mô tả sản phẩm/Các kích thước chính/Hình ảnh của đồ chơi.
- Số hiệu sản xuất (nếu cần thiết).
- Các loại nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất đồ chơi.
- Quy cách đóng gói, bao bì chứa ĐCTE và các thông tin do cơ sở sản xuất cung cấp trên bao bì.
- Thuyết minh của cơ sở sản xuất về kinh nghiệm sản xuất ĐCTE, thị trường phân phối trong nước và xuất khẩu, các thông tin về sản xuất ĐCTE theo quy định tại khoản 4.1.1 Mục 4 của Hướng dẫn này kèm theo các tài liệu sau:
+ Bản thiết kế và thông tin kỹ thuật về loại ĐCTE đăng ký CNHQ do Lãnh đạo cơ sở phê duyệt;
+ Phiếu kết quả thử nghiệm về chất lượng đối với từng loại nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất loại ĐCTE;
+ Phiếu kết quả thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận hợp chuẩn đối với loại ĐCTE phù hợp quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN trong quá trình sản xuất;
+ Bản liệt kê hệ thống phân phối sản phẩm và theo dõi phân phối sản phẩm để thực hiện việc cảnh báo hoặc thu hồi sản phẩm khi có bằng chứng không đảm bảo chất lượng theo QCVN 3:2009/BKHCN trong quá trình lưu thông trên thị trường;
+ Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001 hoặc ISO 9001.
5.1.2. Mẫu điển hình
Mẫu điển hình của loại ĐCTE do tổ chức chứng nhận thực hiện lấy mẫu tại nơi sản xuất. Tổ chức chứng nhận cần xác nhận các thông tin về loại ĐCTE theo đăng ký của doanh nghiệp trước khi lấy mẫu.
Việc lấy mẫu điển hình được thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.3 của Hướng dẫn này.
5.1.3. Xem xét về ghi nhãn và các quy định về cảnh báo:
a) Xem xét về ghi nhãn đối với ĐCTE theo các quy định tại các văn bản nêu tại các mục 2.1, 2.2 và 2.3 của Hướng dẫn này.
b) Xem xét các thông tin cảnh báo trên nhãn theo quy định tại các Phụ lục B, C, D của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2008 tương ứng với từng nhóm đồ chơi cụ thể.
5.1.4. Thử nghiệm mẫu điển hình
a) Mẫu điển hình được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm do tổ chức chứng nhận lựa chọn theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.5 của Hướng dẫn này. Ưu tiên sử dụng tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
b) Xác định các chỉ tiêu thử nghiệm theo nguyên tắc quy định tại Mục 4.4 của Hướng dẫn này.
5.1.5. Xử lý, đánh giá kết quả xem xét và thử nghiệm
a) Mẫu điển hình được xem là phù hợp với các quy định về an toàn đối với ĐCTE khi kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu đối với tất cả các chỉ tiêu theo các quy định kỹ thuật liên quan tại Mục 2.1 của QCVN 3:2009/BKHCN và mẫu đồ chơi có nhãn hàng hóa và thực hiện cảnh báo phù hợp với quy định sau khi kiểm tra theo Mục 5.1.3 của Hướng dẫn này
b) Nếu mẫu có ít nhất một (01) chỉ tiêu kỹ thuật hoặc ghi nhãn không phù hợp quy định tại các Mục 2.1 và Mục 2.2 của QCVN 3:2009/BKHCN thì mẫu được đánh giá là không phù hợp với quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN.
5.1.6. Giấy chứng nhận phù hợp và dấu hợp quy
a) Cấp Giấy chứng nhận phù hợp đối với loại ĐCTE có mẫu điển hình đạt yêu cầu nêu tại điểm a khoản 5.1.5 Mục này. Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm đối với loại ĐCTE đã được đánh giá chứng nhận. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn này.
Tổ chức chứng nhận hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc in, gắn dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì theo các hướng dẫn tại Mục 4.2 của Hướng dẫn này.
Cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan được quy định tại Phụ lục 7 của Hướng dẫn này.
b) Cấp thông báo kết quả đánh giá sự phù hợp đơn vị loại ĐCTE có mẫu điển hình không đạt yêu cầu quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN nêu ở điểm b khoản 5.1.5 Mục này.
5.2. Đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5
5.2.1. Hồ sơ đăng ký
Doanh nghiệp sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (theo mẫu do tổ chức chứng nhận quy định);
b) Các thông tin liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ, bao gồm:
- Tên/Nhãn hiệu của đồ chơi/Mã sản phẩm (nếu có).
- Mô tả sản phẩm/Các kích thước chính/Hình ảnh của đồ chơi.
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của nhà sản xuất, địa điểm sản xuất đồ chơi.
- Hồ sơ kiểm soát sản xuất (kẻ cả hồ sơ theo dõi, kiểm soát nguyên vật liệu) và hồ sơ thiết kế liên quan đến các loại ĐCTE yêu cầu CNHQ.
- Quy trình sản xuất và các nội dung đặc thù liên quan đến loại ĐCTE cụ thể (nếu có).
- Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng sản xuất, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).
- Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình, kết quả thử nghiệm về cơ lý của ĐCTE (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các loại vật liệu sử dụng cho từng loại ĐCTE được đăng ký CNHQ theo các yêu cầu tương ứng quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN (nếu có).
- Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có).
5.2.2. Đánh giá quá trình sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất ĐCTE
5.2.2.1. Việc đánh giá quá trình sản xuất ĐCTE được thực hiện theo Phụ lục 4 của Hướng dẫn này.
a) Nếu doanh nghiệp sản xuất chưa được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, tiến hành đánh giá đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
b) Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực (do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 cấp) thì tổ chức chứng nhận hợp quy chỉ cần xem xét lại tính hiệu lực và duy trì của hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với xem xét và đánh giá các điều kiện để bảo đảm các yêu cầu về an toàn của ĐCTE trong quá trình sản xuất theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
Khi kết quả thử nghiệm mẫu điển hình có chỉ tiêu không phù hợp Mục 2 của QCVN 3:2009/BKHCN hoặc có bằng chứng về việc không đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu về an toàn của sản phẩm trong quá trình sản xuất, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm triển khai xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình sản xuất.
5.2.2.2. Kết quả đánh giá quá trình sản xuất được xem là phù hợp khi:
a) Không có điểm không phù hợp; hoặc
b) Không có các điểm không phù hợp nặng nhưng có các điểm không phù hợp nhẹ và cơ sở sản xuất có các biện pháp khắc phục thích hợp đúng thời hạn được tổ chức chứng nhận kiểm tra và chấp nhận.
5.2.3. Đánh giá sự phù hợp của mẫu điển hình
5.2.3.1. Lấy mẫu điển hình
a) Trên cơ sở số loại ĐCTE đăng ký CNHQ, xác định phương án lấy mẫu điển hình theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.3 của Hướng dẫn này.
b) Tiến hành lấy mẫu điển hình đối với từng loại ĐCTE theo phương án lấy mẫu đã xác định đồng thời xem xét và đánh giá việc thực hiện các yêu cầu về ghi nhãn.
c) Lập Biên bản lấy mẫu có chữ ký của người lấy mẫu thuộc tổ chức chứng nhận và chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở sản xuất.
5.2.3.2. Xem xét về ghi nhãn và các quy định về cảnh báo: thực hiện theo khoản 5.1.3 Mục 5 của Hướng dẫn này.
5.2.3.3. Thử nghiệm mẫu điển hình
a) Việc thử nghiệm mẫu điển hình được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do tổ chức chứng nhận lựa chọn theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.5 của Hướng dẫn này.
b) Việc xác định các chỉ tiêu thử nghiệm thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.4 của Hướng dẫn này và theo hướng dẫn được quy định tại Phụ lục 5 của Hướng dẫn này.
5.2.3.4. Xử lý, đánh giá kết quả xem xét và thử nghiệm
a) Mẫu điển hình được đánh giá là phù hợp khi kết quả thử nghiệm mẫu phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2.1 của QCVN 3:2009/BKHCN và có nhãn hàng hóa phù hợp với quy định tại Mục 2.2 của QCVN 3:2009/BKHCN.
b) Nếu kết quả xem xét và thử nghiệm có điểm không phù hợp của mẫu điển hình với ít nhất một trong các quy định tại các Mục 2.1 và/hoặc Mục 2.2 của QCVN 3:2009/BKHCN, tổ chức chứng nhận thông báo đến cơ sở sản xuất để có biện pháp khắc phục.
Sau khi cơ sở sản xuất đã khắc phục xong và có thông báo bằng văn bản, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành lấy mẫu lần 2 đối với loại ĐCTE không đạt yêu cầu để xem xét, thử nghiệm lại các chỉ tiêu không phù hợp và các chỉ tiêu có liên quan nếu cần thiết. Kết quả xem xét, thử nghiệm mẫu lần 2 sẽ là kết quả đánh giá cuối cùng. Trong trường hợp kết quả xem xét, thử nghiệm mẫu lần hai vẫn không phù hợp với quy định, tổ chức chứng nhận sẽ thông báo đến cơ sở sản xuất về việc loại ĐCTE đó không phù hợp với quy định kỹ thuật của QCVN 3:2009/BKHCN tại thời điểm đánh giá.
5.2.4. Cấp Giấy chứng nhận hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
Doanh nghiệp sản xuất ĐCTE được cấp Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Kết quả đánh giá mẫu điển hình và ghi nhãn theo các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của QCVN 3:2009/BKHCN đều đạt yêu cầu.
- Kết quả đánh giá quá trình sản xuất là phù hợp.
Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Hướng dẫn này). Tổ chức chứng nhận hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện gắn hay in dấu hợp quy (CR) theo các hướng dẫn nêu tại Mục 4.2 của Hướng dẫn này.
Cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan được quy định tại Phụ lục 7 của Hướng dẫn này.
5.2.5. Giám sát sau chứng nhận và chứng nhận lại
5.2.5.1. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành giám sát 6 tháng/lần hoặc đột xuất khi cần thiết. Giám sát sau chứng nhận bao gồm việc đánh giá quá trình sản xuất và đánh giá mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
a) Đánh giá quá trình sản xuất:
Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất theo khoản 5.2.2 Mục 5 của Hướng dẫn này.
b) Đánh giá sự phù hợp của mẫu điển hình:
- Mẫu điển hình của loại ĐCTE thuộc phạm vi chứng nhận hợp quy được lấy tại kho của cơ sở sản xuất ĐCTE hoặc trên thị trường.
- Đánh giá sự phù hợp của mẫu điển hình theo các hướng dẫn tại khoản 5.2.3 Mục 5 của Hướng dẫn này.
5.2.5.2. Căn cứ kết quả đánh giá quá trình sản xuất và đánh giá mẫu điển hình, tổ chức chứng nhận sẽ ra quyết định tiếp tục duy trì, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận sau khi giám sát.
Thời gian đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận là không quá 3 tháng. Nếu quá 3 tháng, doanh nghiệp sản xuất không hoàn tất việc khắc phục các nội dung không phù hợp, tổ chức chứng nhận xem xét và quyết định việc hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận.
5.2.5.3. Ba tháng trước khi hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận thông báo để doanh nghiệp biết và làm thủ tục chứng nhận lại.
Trình tự thủ tục chứng nhận lại được thực hiện theo quy định tại Mục 5.2.1 đến 5.2.4 của Hướng dẫn này.
5.3. Đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7
Áp dụng với lô hàng ĐCTE chưa thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 hoặc phương thức 5 của Hướng dẫn này.
5.3.1. Hồ sơ đăng ký
Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:
5.3.1.1. Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (theo mẫu do tổ chức chứng nhận quy định);
5.3.1.2. Các tài liệu liên quan đến lô hàng ĐCTE yêu cầu CNHQ, bao gồm:
a) Đối với lô hàng ĐCTE sản xuất trong nước: Các thông tin liên quan đến (các) loại ĐCTE yêu cầu CNHQ do doanh nghiệp sản xuất đồ chơi cung cấp dưới dạng văn bản, bao gồm:
- Tên/Nhãn hiệu của đồ chơi/Mã sản phẩm (nếu có).
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở sản xuất và địa điểm sản xuất.
- Số lượng theo từng loại/Mã số ĐCTE thuộc lô hàng.
- Số hiệu sản xuất (nếu có).
- Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất đồ chơi, xuất xứ (nếu có).
- Bao bì chứa ĐCTE và các thông tin do nhà sản xuất cung cấp trên bao bì.
- Hình ảnh của đồ chơi (nếu có).
- Quy cách đóng gói.
- Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình, kết quả thử nghiệm về cơ lý của ĐCTE (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các loại vật liệu sử dụng cho từng loại ĐCTE được đăng ký CNHQ theo các yêu cầu tương ứng quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN (nếu có).
- Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mẫu điển hình (nếu có).
- Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có).
b) Đối với lô hàng ĐCTE nhập khẩu: doanh nghiệp nhập khẩu cần cung cấp bộ hồ sơ chứng từ của lô hàng, bao gồm:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của doanh nghiệp nhập khẩu.
- Bản sao Đăng ký KTNN về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (có thể bổ sung sau).
- Bản sao Hợp đồng mua bán.
- Bản sao Hóa đơn (nếu có).
- Bản sao vận đơn.
- Bản liệt kê chi tiết các loại ĐCTE thuộc lô hàng (Tên đồ chơi, mã hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói…).
- Tờ khai Hải quan Hàng hóa XNK (có thể bổ sung trước khi tiến hành đánh giá).
- Catalogue/Tài liệu hướng dẫn lắp ráp, sử dụng đồ chơi (nếu có).
- Giấy chứng nhận phù hợp với QCVN 3:2009/BKHCN đối với mẫu điển hình (nếu có), kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình, kết quả thử nghiệm về cơ lý của ĐCTE (nếu có), kết quả thử nghiệm đối với các loại vật liệu sử dụng cho từng loại ĐCTE thuộc lô hàng theo các yêu cầu tương ứng quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN (nếu có).
5.3.2. Lấy mẫu đại diện
Trình tự thực hiện như sau:
a) Xem xét hồ sơ, các kết quả thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận phù hợp (nếu có);
d) Tiến hành phân loại ĐCTE trong lô hàng để lấy mẫu đại diện theo nguyên tắc lấy mẫu nêu tại Mục 4.3 của Hướng dẫn này.
đ) Lập Biên bản lấy mẫu có chữ ký của người lấy mẫu thuộc tổ chức chứng nhận và chữ ký xác nhận của đại diện bên yêu cầu CNHQ.
5.3.3. Xem xét về ghi nhãn và các quy định về cảnh báo: thực hiện theo khoản 5.1.3 Mục 5 của Hướng dẫn này.
5.3.4. Thử nghiệm mẫu đại diện
a) Việc thử nghiệm mẫu đại diện được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm do tổ chức chứng nhận lựa chọn theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.5 của Hướng dẫn này.
b) Việc xác định các chỉ tiêu thử nghiệm thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Mục 4.4 của Hướng dẫn này và theo hướng dẫn được quy định tại Phụ lục 6 của Hướng dẫn này.
Nếu có chỉ tiêu không đạt chất lượng theo quy định của QCVN 3:2009/BKHCN, tổ chức chứng nhận thực hiện lấy mẫu để thử lại chỉ tiêu đó lần thứ 2. Kết quả thử nghiệm lần 2 sẽ là kết quả đánh giá cuối cùng.
5.3.5. Xử lý, đánh giá kết quả xem xét và thử nghiệm: Thực hiện theo khoản 5.1.5 Mục 5 của Hướng dẫn này.
5.3.6. Cấp giấy chứng nhận hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
5.3.6.1. Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng nếu kết quả xem xét và đánh giá mẫu tại Mục 5.3.5 của Hướng dẫn này là phù hợp với quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN.
Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho lô hàng ĐCTE phải đính kèm danh sách loại ĐCTE thuộc lô hàng.
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy được quy định tại Phụ lục 3 của Hướng dẫn này.
a) Tổ chức chứng nhận hướng dẫn cách thức thể hiện dấu hợp quy (CR) cho doanh nghiệp. Cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan được quy định tại Phụ lục 7 của Hướng dẫn này. Doanh nghiệp sản xuất thực hiện gắn hoặc in dấu hợp quy theo các hướng dẫn nêu tại Mục 4.2 của Hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về việc thể hiện dấu hợp quy đối với hàng hóa đã được CNHQ thuộc lô hàng.
b) Nếu doanh nghiệp được chứng nhận có nhu cầu sử dụng dấu CR do tổ chức chứng nhận in ấn và có văn bản đề nghị, tổ chức chứng nhận hợp quy xem xét, tổ chức thực hiện.
5.3.6.2. Nếu kết quả đánh giá mẫu đại diện không phù hợp quy định QCVN 3:2009/BKHCN, tổ chức chứng nhận cấp Thông báo lô hàng không phù hợp với quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN cho bên yêu cầu CNHQ và thông báo về cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng liên quan) để có biện pháp quản lý kịp thời. Trong Thông báo phải liệt kê danh sách các loại ĐCTE phù hợp cũng như không phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN của lô hàng.
6. Một số yêu cầu chung đối với việc lưu trữ hồ sơ chứng nhận
a) Lưu giữ đầy đủ các tài liệu, giấy tờ của hồ sơ khi đăng ký chứng nhận hợp quy.
b) Lưu giữ đầy đủ các biên bản lấy mẫu, khi cần thiết đánh giá viên cần ghi nhận lại các vấn đề nảy sinh tại hiện trường cần làm cơ sở cho quá trình xem xét, đánh giá và lưu giữ tại hồ sơ chứng nhận.
c) Khi đánh giá cần tiến hành chụp ảnh ĐCTE và lưu giữ tại hồ sơ hoặc máy tính kể cả các thông tin khác về doanh nghiệp sản xuất, về mẫu ĐCTE, nguyên vật liệu sản xuất để có thể truy cập tham khảo sau này.
d) Lập bảng theo dõi về chất lượng của ĐCTE được sản xuất, nhập khẩu … theo cách thích hợp để sử dụng làm thông tin tham khảo cho việc đánh giá chứng nhận sau này hoặc trao đổi thông tin giữa các tổ chức chứng nhận khi cần thiết.
****************************************************************************

XUẤT NHẬP KHẨU THÉP


 HS?Kí hiệu được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới.
 hàng hóa  tập hợp sản phẩm thép được xác định về số lượng cùng tên gọimácnhãn hiệukiểu loại,đặc tính kỹ thuậtcủa cùng một  sở sản xuất được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu
ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU:
Công bố tiêu chuẩn áp dụng.
Phải được đánh giá sự phù hợp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định
BỘ BAN HÀNH HỢP QUY
ØBộ Công thương chỉ định tổ chức thử nghiệm thép.
ØBộ Khoa học công nghệ chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng thép.

HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU

Đơn đăng 
Hóa đơn (Invoice)
Danh mục hàng hóa (Packing list)
Vận đơn (Bill of lading)
Tờ khai hàng hóa
Xuất xứ (CO)
Ảnhmẫu nhãnnhãn phụ
Phiếu kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận hoặc chỉ định(nếu ).
Ngược lạiTổ chức chứng nhậngiám định lấy mẫu  thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đượcchỉ định.
****************************************************************************

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Hệ thống quản lý ISO 9001:2015 Ms Ngọc Diệp: 0903 516 929

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã ký Quyết định số 189/TĐC-HCHQ về việc chỉ định VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý ISO: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Poin – HACCP), Hệ thống quản lý môi trường, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Theo quyết định này, VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy đủ năng lực thực hiện việc chứng nhận các hệ thống quản lý ISO sau:
– Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
– Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
– Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP
Xem file Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận ISO
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và chứng nhận ISO 9001 xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư
VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 14001 đến Quý khách hàng.
Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Tổ chức Công bố thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu .
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Ngọc Diệp – Phụ trách kinh doanh
Mobi.: : 0903 516 929

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI - 0905.158.290

Hợp quy nước uống đóng chai - QCVN 6-1:2010/BYT

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert cung cấp các dịch vụ sau:

28 chỉ tiêu Lý hóa vi sinh
Đánh giá chứng nhận theo phương thức 5 - Đánh giá quá trình sản xuất kết hợp với lấy mẫu thử nghiệm điển hình. Đánh giá giám sát thông qua lấy mẫu nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

- Giấy Chứng nhận hợp quy: Hiệu lực 03 năm
- Tần suất giám sát định kỳ: 12 tháng/ 1 lần

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

****THÔNG TƯ 28/2012 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ****

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN).
4. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định).
5. Tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm (sau đây gọi tắt là tổ chức thử nghiệm đã đăng ký) theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT - BKHCN.
1. Dấu hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
Tự công bố bợp chuẩn không có con dấu đính kèm sản phẩm
a) Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với các dấu khác;
b) Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của tiêu chuẩn tương ứng dùng làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;
đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.



Đánh giá ban đầu
Đánh giá giám sát

Thử nghiệm mẫu điển hình cho lô hàng
Thử nghiệm mẫu toàn bộ lô hàng
Thử nghiệm mẫu
Đánh giá quá trình sản xuất
Thử nghiệm mẫu thị trường
Thử nghiệm mẫu nơi sản xuất
Đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 1


x




Phương thức 2


X
X
X


Phương thức 3


X
X

X
X
Phương thức 4


X
X
X
X
X
Phương thức 5


X
X
Hoặc X
Hoặc X
X
Phương thức 6



X


X
Phương thức 7
X






Phương thức 8

X






Điều 6. Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
***************************************************************************
Ms: Trang_0905707389