Trang

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Đăng ký danh mục thức ăn chăn nuôi lưu hành tại Việt Nam - 0903 516 929

Đăng ký danh mục sản phẩm
·    1.   Bước 1: Công bố tiêu chuẩn cơ sở
·       Được quy định trong thông tư 66, thông tư 50
·       Thông tư 29: sửa đổi về khảo nghiệm TACN mới hoàn toàn không có trên thị trường mới khảo nghiệm
·   2.    Bước 2: Chứng nhận hợp quy:
·       Được quy định cụ thể trong thông tư 27 phù hợp QCVN 01-183:2016/BNNPTNT
·       Hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm:
·       Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
·       Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
·       Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
·       Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định)

·3.  Bước 3: Đăng ký danh mục sản phẩm: đơn vị tự đăng ký ngoài cục chăn nuôi
·       Phân loại thức ăn chăn nuôi: 4 loại chính
·       Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
·       Bắt buộc phải công bố hợp quy phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật dành cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho gà, vịt, lợn, bò bê theo các QCVN trong thông tư 81
·       Công bố TCCS theo thông tư 50 gồm 14 chỉ tiêu
·       Thức ăn bổ sung(premix): chỉ công bố TCCS với các chỉ tiêu thử nghiệm được quy định trong phụ lục 1 của thông tư 50
·       Thức ăn đậm đặc: chỉ công bố TCCS với các chỉ tiêu thử nghiệm được quy định trong phụ lục 1 của thông tư 50
·       Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: có thể công bố hợp quy theo QCVN 1-78 và công bố TCCS theo Thông tư 50
·       Ngoài ra các cơ sở sản xuất TACN còn có thể công bố hợp quy cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi phù hợp với QCVN 1-77.
·       Chi phí thử nghiệm TACN
·       Thử nghiệm TCCS: 3 triệ/sp. Thời gian: 15 ngày
·       Thử nghiệm hợp quy: 2 triệu/sp. Thời gian: 15 ngày
·       Danh mục sp TACN: có thời hạn 5 năm, sau sẽ phải gia hạn lại
·       Những đơn vị xuất khẩu thì thường cần cấp CFS, nhưng để có CFS thì phải chứng nhận hợp quy
·       Chi tiết thông tư
·       Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011:
·       Điều 5: Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
1.      Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Danh mục) phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
2.      a) Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;
3.      b) Đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu tại Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006, Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN ngày 03/7/2007, Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Danh mục thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam;
4.      c) Đã qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm được công nhận của Hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập ( TT29:2015/TT-BNNPTNN đã bỏ điều này)
5.      d) Là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận bởi Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5.Hiệu lực của danh mục: 5 năm
·       Phụ lục:
1.      Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm và thức ăn hỗn hợp dùng trong nuôi trồng thủy sản
TT 66: TĂ hỗn hợp có 12 chỉ tiêu, thức ăn thủy sản có 19 chỉ tiêu -> TT 50: TĂ hỗn hợp thêm 2 chỉ tiêu: 1. Các chỉ tiêu cảm quan; 14. Côn trùng sống.
2.      Tương tự đối với các sản phẩm khác thì TT50 cũng bổ sung thêm chỉ tiêu cảm quan

Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý Haccp đến Quý Đơn vị.

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức Công bố hợp quy thực phẩm.

Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
Ms Ngọc Diệp – Phụ trách kinh doanh

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10 NĂM 2017

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10 NĂM 2017
I. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG
1. CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Số lượng : 10 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc:
- Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin (chủ yếu qua điện thoại).
- Tìm kiếm Khách hàng, tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, các chứng nhận về VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi,…
- Quản lý thông tin khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trước khi chuyển bộ phận tuyển dụng xử lý;
- Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác;
- Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp;
- Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
- Sau 3 tháng phát triển lên nhân viên kinh doanh, có năng lực sẽ rút ngắn thời gian thử việc.
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên;
- Khả năng giao tiếp, tiếp nhận và xử lý vấn đề tốt.
- Tuổi từ 21-28 tuổi.
II. YÊU CẦU HỒ SƠ XIN VIỆC
- Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4x6 (không quá 06 tháng);
- Giấy khai sinh (Bản sao hoặc bản photo công chứng);
- Các văn bằng + Chứng chỉ (photo công chứng);
- Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng (photo công chứng);
- Chứng minh thư (photo công chứng); Hộ khẩu (photo công chứng);
- Đơn xin việc viết tay.
III. QUYỀN LỢI – LƯƠNG THƯỞNG
- Được hưởng mọi chế độ theo quy định của Nhà nước về giờ làm việc, lương thưởng và bảo hiểm;
- Mức lương & thưởng: Thỏa thuận;
- Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản lý có chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức.
- Được tham gia các phong trào, kỳ nghỉ, đi picnic và du lịch cùng công ty.
IV. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ
- Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31.10.2017. Lịch phỏng vấn vào lúc 8h sáng các ngày thứ 2 – thứ 7 hàng tuần.
- Hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc online
V. ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Các trụ sở đơn vị trong toàn quốc: Hà Nội; Hải Phòng
Tham khảo thông tin về VietCert thông qua: http://vietcert.org/
Liên hệ Ms Hương Trà - 0905 209 089

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Văn bản quy định thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử - Ms Ngọc Diệp 0903 516 929

Căn cứ pháp lý nào để thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử


CĂN CỨ PHÁP LÝ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
· Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006

· Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
· Thông tư 16/2010/TT-BKHCN ngày 21/09/2010 Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2009/TT-BKHCN ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử
· Thông báo số 492/TB-TĐC ngày 4/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc quản lý chất lượng thiết bị điện và điện tử theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN
· Công văn số 861/BKHCN-TĐC ngày 20/4/2010 của Bộ KHCN về việc chỉ định các đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng hoàng hoá nhập khẩu
· Công văn số 564/TĐC-HCHQ ngày 17/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Quản lý chất lượng đối với đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử khi QCVN có hiệu lực thi hành

· Công văn số 586/TĐC-HCHQ ngày 20/5/2010 của Tổng cục TCĐLCL về việc Hướng dẫn bổ sung về các bằng chứng chứng minh đồ chơi trẻ em, thiết bị điện – điện tử đã được thực hiện kiểm tra chất lượng

Việc chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện, điện tử sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện, điện tử. Cụ thể đó là chứng nhận hợp quy sản phẩm điện, điện tử trong sản xuất và chứng nhận hợp quy sản phẩm điện, điện tử nhập khẩu.
Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử bao gồm:
· Bản công bố hợp quy;
· Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
· Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
· Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
· Kế hoạch giám sát định kỳ;
· Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
· (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
· Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
· Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng (Phương thức 5 đánh giá cả hệ thống và sản phẩm – Phương thức 7 đánh giá sản phẩm theo lô hàng);
· Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
· Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
· Thông tin bổ sung khác. Các tài liệu có liên quan khác.

Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thiết bị điện tử
Đối với nhà sản xuất và nhập khẩu thiết bị điện điện tử
Qua hoạt động đánh giá và chứng nhận theo đúng quy định đưa ra sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn được ổn định và nâng cao khi doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự liên tục sự phụ hợp này theo yêu cầu đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Giấy chứng nhận và dấu hợp quy là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan tin tưởng khi mua và sử dụng những sản phẩm thiết bị điện-điện tử của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế bền vững hơn.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm lẫn cả sức khỏe lẫn môi trường sinh thái khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm từ doanh nghiệp bạn bởi vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với cơ quan quản lý
Cơ quan quản lý dế dàng quản lý, giảm kiểm tra theo quy định
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Với mục đích duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống- VietCert cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tối ưu và thông minh
Trân trọng cám ơn.
………………………………………………………………………..
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms. Ngọc Diệp – Phòng nghiệp vụ 5
Mobi: 0903 516 929

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

HỢP QUY SẢN PHẨM GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

HỢP QUY SẢN PHẨM GẠCH, ĐÁ ỐP LÁT

         Gạch ốp lát,đá ốp lát là vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại phần 2 QCVN 16:2014/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường. Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.


Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm gạch, đá ốp lát
TT
Têsnphẩm
Ch tiêu k thuật
Mức yêu cu
Phương pháth
Quy cácmu
1
Gạch gốm ốp lát ép bán khô (a)
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt
10 viên gạch nguyên
2. Độ hút nước
Theo Bảng 7 củaTCVN 7745: 2007
3. Độ bền uốn
4. Độ chịu mài mòn:
- Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men)
- Độ chịu mài mòn bề mặt (đối với gạch phủ men)
5. Hệ số giãn nở nhiệt dài
6. Hệ số giãn nở ẩm
2
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo (a)
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt
Theo Bảng 2 củaTCVN 7483: 2005
10 viêgcnguyên
2. Độ hút nước
Theo Bảng 3 củaTCVN 7483: 2005
3. Độ bền uốn
4. Độ chịu mài mòn:
- Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men)
- Độ chịu mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men)
5. Hệ số giãn nở nhiệt dài
6. Hệ số giãn nở ẩm
3
Gạch gốm ốp lát - Gạch ngoại thất Mosaic
1. Độ hút nước
Theo Bảng 3 củaTCVN 8495-1: 2010
15 viêgcnguyên
2. Độ bền rạn men
3. Độ bền sốc nhiệt
4. Hệ số giãn nở nhiệt dài
4
Gcterrazzo
1. Đ chu mài mòn
Theo Bảng 4&5 của TCVN 7744: 2013
08 viên gạch nguyên
2. Đ bn un
5
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
1. Độ bền uốn, MPa, không nhỏ hơn
40
5 mẫu kích thước (100x200) mm
2. Độ chịu mài mòn sâu, mm3, không lớn hơn
175
5 mẫu kích thước (100x100) mm
3. Độ cứng vạch bề mặt, tính theo thang Mohs, không nhỏ hơn
6
6
Đá ốp lát tự nhiên
1. Độ bền uốn
Theo Bảng 3 củaTCVN 4732: 2007
5 mẫu kích thước (100x200) mm
2. Độ chịu mài mòn
(a) Cỡ lô sản phẩm gạch gốm ốp lát không lớn hơn 1500 m2. Đối với sản phẩm gạch gốm ốp lát (thứ tự 1, 2 trong Bảng 2.6), quy định cụ thể về quy cách mẫu và chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm tra như sau:
- Đối với gạch có kích thước cạnh nhỏ hơn 10 cm (có thể ở dạng viên/thanh hay dán thành vỉ): yêu cầu kiểm tra chất lượng 03 chỉ tiêu 2, 5, 6; số lượng mẫu thử: 12 viên gạch nguyên hoặc không nhỏ hơn 0,25 m2.
- Đối với gạch có kích thước cạnh từ 10 đến 20 cm: yêu cầu kiểm tra 04 chỉ tiêu 2, 4, 5, 6; số lượng mẫu thử: 20 viên gạch nguyên hoặc không nhỏ hơn 0,36 m2.
- Đối với gạch có kích thước cạnh lớn hơn 20 cm: yêu cầu kiểm tra đủ 06 chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 6; số lượng mẫu: 10 viên gạch nguyên.

---------------------------------------------------------