Trang

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP ĐỐI VỚI BÁNH KẸO

Khi một công ty hay cơ sở muốn đưa sản phẩm bánh, kẹo ra thị trường thì điều quan trọng là phải có thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm,. Đến với công ty chúng tôi bạn sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình và hỗ trợ tư vấn pháp lý, công nghệ sản xuất hay các giấy tờ khác liên quan tới sản phẩm và dịch vụ công ty cần. Riêng đối với cơ sở sản xuất công ty chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn tăng giá trị sản phẩm, như cải tiến hay khắc phục để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.
Các thủ tục công bố  phù hợp quy định cho bánh kẹo
Giấy phép kinh doanh sao y
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ( Đối với công ty thương mại thì cần hợp đồng gia công )
Kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm trong 6 tháng gần nhất
Các chỉ tiêu cần thiết trong hồ sơ công bố bánh.
+ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Chỉ tiêu này do doanh nghiệp tự đưa ra dựa vào từng sản phẩm cụ thể.

+ Chỉ tiêu vi sinh vật và kim loại nặng tuân theo:
Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
QCVN 8-1:2011/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
QCVN 8-2:2011/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Thông tư số 27 /2012/TT-BYT, quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------
****************************************************************************

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Viện dẫn văn bản pháp luật về chứng nhận hợp quy cửa sổ, cửa đi

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) ,cụ thể ở đây là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (khoản 1 điều 3 – thông tư số 21/2014/TT-BXD).

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc các tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp với những quy chuẩn tương ứng.

Chứng nhận hợp quy Cửa sổ,Cửa đi dựa trên văn bản pháp luật nào?

Dựa trên QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ xây dựng.
Các nhóm hàng hóa thuộc nhóm vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có Cửa sổ, Cửa đi.

Các phương thức chứng nhận hợp quy

Có 2 phương thức chứng nhận hợp quy:
Phương thức 5: Được áp dụng cho các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại chính nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường

Phương thức 7: Được áp dụng với các nhà nhập khẩu cho từng lô hàng trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện cho từng lô sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị cho từng lô sản phẩm

****************************************************************************

ĐIỀU ĐIỆN NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Theo Luật 41/2013/QH13)
Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
c) Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
(Theo Thông tư 21)
1. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII của Thông tư này về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,

****************************************************************************

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng 2 (P3)

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp liên quan tới sản phẩm, quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Vietcert lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
Vietcert đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện chứng nhận tại cơ sở.
Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận cho Doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệmn(đối với phương thức 5), hoặc
Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá so với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
Vietcert xem xét hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
Vietcert hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy theo quy định pháp luật.
Vietcert hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian:
Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
Công bố hợp quy: 30 ngày
****************************************************************************

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY BÀN LÀ ĐIỆN - Ms Ngọc Diệp 0903 516 929

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng tại TDC có cửa khẩu/ cảng mà hàng hóa nhập về.
§  Áp dụng đối với những sản phẩm thuộc quản lý của bộ KHCN ( tất cả những sản phẩm thuộc QĐ 1171/BKHCN)
§  Việc kiểm tra nhà nước được quy định rõ trong TT27/2012 của bộ KHCN
+ Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc quản lý của bộ KHCN
+ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý chịu trách nhiệm kiểm tra từng lô hàng.
+ Điều 5: Điều kiện về chất lượng để hàng hóa nhập khẩu được thông quan: khi các TDC nơi có cửa khẩu/ cảng hàng nhập về ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng.
+ Điều 6: Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
§  Giấy đăng kí (chú ý: yêu cầu KH cung cấp thêm hướng dẫn sử dụng và mô tả hàng hóa);
§  Chứng chỉ chất lượng,
§  Contract
§  Invoice
§  Packing list
§  Bill of lading
§  Tờ khai
§  CB test report ( nếu có)
§  CO ( nếu có)
§  Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa
§  Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ ( nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định)

Bước 2: Đăng ký chứng nhận hợp quy ( bước 1 và bước 2 có thể thực hiện song song)
§  Hồ sơ đăng ký:
+ Giấy đăng kí,
+ Contract
+ Invoice
+ Packing list
+ Bill of lading
+ Tờ khai
+ CB test report ( nếu có)
+ CO ( nếu có).
§  Sau khi nhận được hồ sơ nhập khẩu từ khách hàng, NVKD làm đơn đăng ký gửi kỹ thuật và làm theo yêu cầu của kỹ thuật.
Bước 3: Tổ chức chứng nhận kiểm tra lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm khi hàng về đến cảng/kho
Theo đúng nguyên tắc lấy mẫu thì mẫu sẽ được lấy 3 mẫu:
1 mẫu gửi phòng thử nghiệm
1 mẫu lưu tại DN sản xuất
1 mẫu lưu tại đơn vị chứng nhận

Bước 4: Thử nghiệm mẫu
§  Mẫu được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được chỉ định.
Bước 5: Nếu kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu -> cấp giấy chứng nhận
Bước 6: Sử dụng giấy chứng nhận để bổ sung hồ sơ kiểm tra chất lượng và nhận thông báo kiểm tra chất lượng.
Bước 7: Nộp cho chi cục hải quan ( giấy chứng nhận hợp quy + giấy thông báo kiểm tra chất lượng) -> để hàng được thông quan và dán tem CR bán ra thị trường.
Các mặt hàng chứng nhận theo QCVN4:2009/BKHCN: Ấm điện, bàn là, máy sấy tóc, nồi cơm điện, …
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý Haccp đến Quý Đơn vị.
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm sản phẩm sản xuất trong nước
Tổ chức Công bố thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
————————————————————————————————
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert
Ms Ngọc Diệp – Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0903 516 929